Cá trâm – cách nuôi, nguồn gốc, giá bán

Cá Trâm là loại cá thủy sinh bơi theo đàn được nuôi khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với những bể kính thủy sinh có diện tích khiêm tốn thì cá trâm nhỏ bé xinh xắn là sự lựa chọn hợp lý. Người chơi hồ thủy sinh ưa chuộng cá Trâm không chỉ vì kích thước mini, tập tính bơi theo đàn mà còn có đặc điểm hiền, lành tính, dễ nuôi chung với các loại các khác.

Bài viết này Cá Cảnh As sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về loài cá thủy sinh bơi theo đàn này, cũng như giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chọn mua và nuôi dưỡng cá Trâm một cách bài bản.

Cá Trâm – loài cá đi theo đàn

Tổng quan về cá Trâm

Các Trâm hay còn có tên khoa học là Boraras urophthalmoides và thuộc họ nhà cá chép – một loại cá cảnh đẹp, sống môi trường nước ngọt thường thấy ở các khu vực như sông, suối, kênh,.. Nhìn chung cá tương đối dễ nuôi, phù hợp nhiều đối tượng chơi cá cảnh từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.

Đặc điểm của cá Trâm

Có kích thước khá nhỏ, nhưng nổi bật với đơi mắt đen, to, chiều dài trung bình khoảng 18cm, nhưng tập tính đi theo đàn làm cho cá Trâm trở thành loài cá không thể thiếu trong các hồ thủy sinh.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cà Trâm là màu nâu sáng hơi ngả cam, kèm theo 2 sọc đen và cam chạy dọc theo thân. Ngoài ra, nhìn kỹ ở đuôi, vây và vi có điểm thêm các mảng màu cam hoặc vàng càng làm cá Trâm thêm ấn tượng, đặc biệt khi đi theo đàng.

cá trâm đi theo đàn
Cá trâm thường đi theo đàn

Kỹ thuật nuôi cá Trâm

Cá Trâm có sức sống tương đối mãnh liệt, kích thướt nhỏ nên dễ dàng luồn lách trách các loài cá lớn săn mồi. Tuy nhiên để cá sinh trưởng phát triển tốt, ổn định, người nuôi cần chú ý thêm các yếu tố sau.

Môi trường sống

Nhiệt độ lý tưởng nhất để cá Trâm phát triển là khoảng 20-29 độ C, độ PH của nước khoảng 6-7.5. Chọn không gian (hồ nuôi) phù hợp với lượng cá nuôi, nên trang bị bộ lọc nước và hệ thống thổi oxy để giữ nước luôn sạch và đầy đủ oxy. Thường xuyên thay nước hồ hàng tuần, lưu ý chỉ hút bớt khoảng 30-50% lượng nước cũ và cho thêm lượng nước mới tương ứng để tránh cá Trâm bị lạ nước, sốc môi trường.

Nếu nuôi chung với các loài các khác nên chọn các loại cá hiền tránh tình trạng cá dữ sẽ làm cá Trâm thường xuyên lẩn trốn trong các hốc, khe.

Thức ăn cho cá Trâm

Cá Trâm cũng là loại ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng kích thướt khá nhỏ nên nó chỉ có thể ăn các loại ấu trùng nhỏ, bobo hoặc trùng chỉ,.. hoặc các loại thực phẩm cho cá được nghiền nát.

Trong trường hợp không thể cho cá ăn thường xuyên thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Trong môi trường hồ thủy sinh (có cây, đá, đất,..) sẽ sản sinh ra rất nhiều vi sinh, phù du và đây cũng là thức ăn lý tưởng cho cá Trâm. Về thức ăn cho cá Trâm có thể nói không quá cầu kỳ.

cá trâm ăn phù du và vi sinh
Cá trâm có thể ăn phù du và các loại bọ nhỏ

Sinh sản

Trong điều kiện lý tưởng, cá Trâm rất dễ sinh sản. Tuy nhiên nếu nuôi trong hồ thủy sinh chung với bầy đàn và nhiều loại cá khác, cá Trâm khó sinh sản. Nếu muốn nhân giống cá Trâm thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

  • Chọn 1 cặp cá Trâm trống và mái. Kinh nghiệm để phân biệt cá trống và cá mái là: cá trống thường thon có màu sắc cam hoặc vàng rực rỡ ở vây, và đuôi, trong khi cá Trâm mái bụng to tròn màu sắc ở vây và đuôi không có hoặc nhạt.
  • Chuẩn bị môi trường thủy sinh dành riêng cho cặp cá, phải có các cây thủy sinh lá mềm để cá đẻ trứng trên đó.
  • Thườn xuyên theo dõi, tầm 1-5 ngày là cá mái đẻ trứng trên lá cây thủy sinh. Lúc này bạn nên vớt cả cá trống và mái ra khỏi hồ, vì đặc tính cá Trâm không chăm sóc trứng và cá con, đôi khi ăn luôn trứng.

Cá Trâm nuôi chung với cá nào

Cá Trâm là loài hiền tính, không cắn phá thủy sinh và không háu chiến với các loài cá khác. Vì vậy thích hợp nuôi chung với các loài cá hiền lành khác như cá Cầu vồng hay cá Mún. Tránh nuôi với các loài cá dữ, vì rất có thể cá Trâm sẽ trở thành con mồi của những loài cá dữ, to lớn khác.

Giá bán cá Trâm

Cá Trâm đang được bán khá rẻ với mức giá khoảng 30-50k/100 con, và giá sẽ rẻ hơn nếu mua số lượng nhiều hơn (dành cho mấy bạn muốn mua cá mồi cho cá cảnh). Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.

Lời kết

Nếu điều kiện không cho phé nuôi các loại cá mắc tiền nhưng muốn trang trí cho hồ thủy sinh hêm sống động thì cá Trâm là sự lựa chọn hợp lý. Đặc điểm lành tính, không phá các cây thủy sinh và thường xuyên đi theo đàn thì đây là loại cá trang trí hết sức lý tưởng cho hổ thủy sinh mini và cả các hồ có diện tích lớn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *