Lũa thủy sinh xử lý thế nào trước khi dùng? Dáng lũa đẹp

Lũa thủy sinh đã trở thành vật dụng trang trí không thể thiếu nếu muốn bể thủy sinh trở nên sinh động phong phú. Hiện nay rất dễ để bạn có thể tự tìm hoặc mua các loại lũa thủy sinh tại các cửa hàng chuyên về bể thủy sinh, tuy nhiên không phải mua/tìm về là có thể sử dụng được ngay.

Như bạn biết, chơi thủy sinh lắm công phu, cẩn phải để ý từng chút một từ nhiệt động, ánh sáng, chất lượng nước. Bất cứ vật dụng nào đặt vào bên torng cũng cần phải đảm bảo không mang mầm bệnh hoặc các loại ký sinh trùng gây hại cho môi trường bên trong bể. Và lũa thủy sinh cũng vậy, nếu không xử lý tốt rất có thể đây là con dao 2 lưỡi gây hại cho bể thủy sinh.

Trong bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm torng việc chọn mua, xử lý các loại lũa thủy sinh nhằm mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Lũa thủy sinh
Lũa thủy sinh

Lũa thủy sinh là gì

Lũa bản chất là thân cây gỗ chết lâu năm, bị chặt đốn nằm ở dưới sông suối, trong lòng đất hay thậm chí nằm trơ trọi trên mặt đất. Dưới tác động bào mòn của nước, mưa, không khí và các loài vi sinh vật chúng còn lại phần ruột cứng bên trong. Chỉ có những loại cây gỗ lâu năm, chắc khỏe mới có thể hình thành lũa sau một thời gian dài nằm dưới nước.

Lũa rất chắc nên hầu như không bị phá hủy bỡi mối mọt và thời tiết nắng nóng, mưa ẩm,.. Ngoài ra chúng có hình dáng rất độc đáo, không cây nào giống cây nào, mỗi khúc lũa lại có một vẻ đẹp riêng.

Chính vì vậy mà một trong các ứng dụng của lũa trong đời sống chính là trang trí cho bể thủy sinh, tên gọi lũa thủy sinh cũng từ đó mà ra. Khi chơi lũa thủy sinh người ta chọn những khúc lũa có hình dáng và kích thước phù hợp với diện tích bể.

Khúc lũa tự nhiên
Một gốc cây đã hóa lũa khi nằm dưới sông

Lũa thủy sinh gồm những loại nào

Dựa vào loại cây tạo ra lũa và hình dáng mà giới chơi lũa thủy sinh chia ra thành các loại dưới đây. Mỗi loại lại có nhiệm vụ và công năng riêng trong bể cá thủy sinh, tùy vào cách bài trí của người dùng.

Lũa thủy sinh – Linh Sam

Nếu biết về bonsai thì chắc chắn bạn đã từng nghe qua giống cây Linh Sam với phần thân gốc kỳ dị như những đây cổ thụ lâu năm. Và Lũa linh sam cũng được ưa chuộng bỡi lý do đó, với những gốc lũa thủy sinh Linh Sam to, đồ sộ nó đóng vai trò như là vật chủ đạo trong tổng thể bố cục thủy sinh.

Một điểm đặc biệt nữa của lũa Linh Sam và hầu hết sau khi xử lý chúng có thể dễ dàng chìm vào trong nước, dễ dàng sắp đặt, bài trí mà không cần tốn công liên kết với đáy bể.

Lũa Linh Sam được bài trí trong bể
Lũa Linh Sam được bài trí trong bể

Lũa thủy sinh cây Trà Rừng

Với đặc đểm phần tán lũa rộng ngoằn ngoèo thanh mảnh, loại lũa thủy sinh này rất được giới chơi thủy sinh ưa chuộng khi cần bài trí giả một táng cây rộng. Nói như vậy không phải loại lũa thủy sinh này chỉ giới hạn trang trí trong một phạm trù nào đó mà bạn có thể cắt tỉa, phối với hợp với lũa Linh Sam và các loại lũa khác để tạo thành một không gian đặc sắc, không đụng hàng.

Lũa trà rừng nhiều cành nhánh
Lũa trà rừng nhiều cành nhánh

Lũa cây Đỗ Quyên

Cũng gần giống như lũa Trà Rừng với phần táng dàng nhưng ở lũa thủy sinh này trông dáng vẻ cứng cáp, chắc hơn. Thêm một điểm khác biệt nữa là phần thân lũa khá trơn tru, lán, man đến vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển. Lũa Đỗ Quyên không chìm ngay như các loại lũa khác mà bạn cần đính cố định vào đáy, thành bể để lũa có thời gian ngấm nước và chìm vào nước. Thông thường mất khoảng 5-7 ngày đề lũa Đỗ Quyên chìm hẳn tự nhiên vào trong nước mà không cần tác động ngoại lực.

lũa đỗ quyên
Lũa Đỗ Quyên

Lũa thủy sinh xương chùm

Ngay cá tên chắc bạn đã hình dung ra hình dáng của loại lũa thủy sinh này rồi phải không? Nhìn vào dễ dàng nhận ra phần nhánh lũa mọc thành từng chùm như những “bộ xương khô” trông rất dị. Nhưng khi trang trí các loại rêu, cây thủy sinh mini lên chúng sẽ trông rất giống các loại cây bonsai cổ thụ mini. Và phần xương chùm đóng vai trò như là các táng cây rậm rạp.

Lũa xương chùm
Lũa xương chùm

Lũa thủy sinh vân thép

Lũa có hình dáng khá đặc biệt khi quá trình bào mòn của ngoại cảnh làm thân gỗ chỉ còn lại những mảng gỗ chắc nhất, từ đó tạo ra các nét cắt ngẫu nhiên rất độc đáo. Và không có mảnh gỗ nào giống mảnh nào. Giới chơi thủy sinh thường sử dụng chúng tạo hình các vách đá, hốc đá, vách núi cheo leo, rất hùng vĩ.

Lũa vân thép
Lũa vân thép

Công dụng của lũa thủy sinh

Với các loại lũa thủy sinh bên bên chắc bạn cũng đã hình dung ra được công dụng của từng loại lũa. Từng loại lũa sẽ có từng mục tích trang trí khác nhau. Việc của bạn là tham khảo thêm các cách bài trí lũa từ đó phối kết hợp các loại lũa lại với nhau để tạo ta một không gian thủy sinh mô tả lại một khu rừng, một con suối hay đơn giản chỉ là một nền cỏ xanh với các cây cổ thụ sử dụng lũa thủy sinh.

Ngoài tác dụng trang trí, lũa thủy sinh còn đóng vai trò như là một nơi ẩn náu cho các loài sinh vật trong bể như cá, ốc, tôm, giúp hệ sinh thái thủy sinh gần gũi hơn với môi trưởng tự nhiên.

Xử lý lũa thủy sinh trước khi sử dụng

Như đã nói ở trên lũa phải được xử lý trước khi sử dụng. Dưới đây là các cách xử lý lũa thủy sinh để đảm bảo an toàn khi hệ sinh thái thủy sinh ở trong bể.

Cách xử lý chung lũa thủy sinh

Lũa sau khi mua/khai thác về cần được làm sạch bằng nước sạch kèm theo bàn chải mềm, khăn lau để đánh sạch các bụi bẩn, mốc, tạp chất bám bên ngoài. Sau đó ngâm trong nước từ 1-2 ngày, nếu được pha thêm một ít chất vệ sinh chuyên dụng như muối hoặc oxy già để đảm bảo diệt tận gốc mốc và vi khuẩn gây hại.

Sau khi ngâm mang ra rửa sạch một lần nữa bằng nước sạch trước khi cho vào bể thủy sinh.

Vệ sinh lũa thủy sinh
Vệ sinh lũa thủy sinh bằng bản chải mềm

Cách xử lý tùy vào kích thước lũa thủy sinh

Với các loại lũa thủy sinh mini, nhỏ, sau khi rửa sạch bằng nước và bàn chải, bạn có thể đun nóng lũa trong nước khoảng 15-30 phút để diệt khuẩn.

Với các loại lũa cỡ lớn, sử dụng vòi nước áp lực lớn xịt vào các khe để đánh văng các chất bẩn rồi phơi nắng thật không torng khoảng 1-3 ngày đảm bảo chết ầm mốc.

Những dáng lũa thủy sinh đẹp

Để giúp các bạn có thêm ý tưởng trong việc bài trí lũa thủy sinh, dưới đây mình xin liệt kê những hình ảnh lũa thủy sinh đẹp được các chuyên gia chơi thủy sinh bài trí.

Lời kết

Lũa thủy sinh thực sự là vật dụng không thể thiếu trong bất cứ bể thủy sinh độc đáo nào. Bạn có thể phối kết hợp các loại lũa lại với nhau, kèm theo đá và các loại cây thủy để có thể tạo ra các “tiểu cảnh” trong bể thủy sinh. Chúc các bạn sử dụng lũa thành công và cho ra những không gian đầy ấn tượng bên trong lòng nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *