Cá Otto nuôi dễ không? giá bán, kỹ thuật chăm sóc

Cá Otto đã quá quen thuộc với dân chơi hồ thủy sinh, nếu đây là lần đầu tập nuôi cá thủy sinh thì đừng bỏ qua loại cá Otto. Không chỉ làm đep cho hồ mà cá Otto còn là loài vật hữu ích trong việc vệ sinh hồ, ăn rêu hại và thức ăn thừa dưới hồ. Bài viết này sẽ chia sẻ về đặc điểm, cách nuôi và các lưu ý trong quá trình chăm sóc cá Otto.

Cá Otto
Cá Otto ăn rêu bám

Cá Otto có nguồn gốc từ đâu

Cá Otto hay còn gọi Ottocento Lazise có tên khoa học là Otocinclus Affinis. Cá otto có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường sống trong các dòng sông ở phía Bắc Agentina và Venezuela. Hiện nay cá otto đã được nhân giống và phổ biến tại VN.

Giống này được người chơi giá thủy sinh tại Việt Nam ưa chuộng bỡi đặc tính siêng năng cần cù, chúng có thể ăn rong rêu bám trên thành hồ cả ngày. Đây cũng được coi là một giống cá cảnh đẹp, có sức sống mãnh liệt.

Đặc điểm của cá Otto

Cá có kích thước không lớn lắm, con trưởng thành chiều dài khoảng 4-5cm, có màu vàng nhạt và đường sọc đen chạy dài dọc theo thân đặc trưng. Bạn có thể mua được những con có màu khá như màu xám hơi ngả vàng hặc màu xám tro, tuy nhiên đa số các cửa hàng bán loại màu vàng nhạt. Nhìn kỹ hơn màu vàng sẽ nhạt dần và chuyển thành trắng ở phần bụng.

Cá otto thích sống theo đàn
Cá otto thích sống theo đàn

Đặc tính của cá Otto là sống theo đàn và khó phát triển tốt khi sống một mình, chính vì vậy bạn nên nuôi từ khoảng trên 3 con. Chúng thường ẩn náu trong các khe, dưới tán cây, hốc đá, vì vậy việc thường xuyên không thấy chúng xuất hiện ngoài hồ là điều bình thường, đặc biệt là vào ban ngày.

Tuy nhiên chúng thường ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối (không có ánh sáng) và rất hiếm khi thấy cá otto giành ăn với các loài cá khác, chúng khá hiền, lành tính. Nên bạn có thể yên tâm nuôi cá otto chung với các loài cá khác nhé.

Kinh nghệm chăm cá Otto

Cá otto khá khỏe, không đòi hỏi quá cáo về chất lượng nước, cũng giống như các loài cá bình thường khác, lượng nước cần thay thường xuyên và mỗi lần thay không quá 50% lượng nước cũ. Việc bị sốc do nước mới có thể làm cá lờ đờ, nặng hơn là chết.

Tuy là cá vệ sinh hồ nhưng bạn cũng nên hạn chế đồ ăn thường lắng dưới đáy hồ. Những thức ăn thừa này nếu ở trong nước quá lâu có thể làm hư hại môi trường đáy – nơi cá otto thường xuyên tiếp xúc. Vì vậy lưu ý cho cá ăn từng ít một, quan sát và hút bớt đồ ăn thừa.

Cá otto là giống hiền, ngại va chạm vì vậy hãy cân nhắc khi nuôi với các lại cá hung dữ khác vì rất có thể cá otto sẽ trở thành miêng mồi ngon cho các loài khác. Một số đề xuất cá cảnh có thể nuôi chung với cá otto: cá mún, lòng tong, sặc gấm, cá trâm, cá ba đuôi,…

Người chơi thủy sinh hay dùng các hóa chất diệt rêu, ốc, tảo, nhưng khi nuôi cá otto bạn cần hạn chế tần suất sử dụng hoặc không cần dùng. Vì các loại hóa chất này có thể làm hư mang, hại đường tiêu hóa.

Cá otto thường ăn rêu bám hồ
Cá otto thường ăn rêu bám hồ

Lưu ý khi nuôi cá Otto

Trong quá trình nuôi, ban chú ý quan sát cá, trong trường hợp cá có các dấu hiệu bất thường sẽ kịp có biện pháp xử lý. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường ở cá otto mà bạn cần lưu ý.

  • Cá otto là loài hình tính, ít khi xung đột với các loài cá khác, tuy nhiên đôi khi bạn sẽ bắt gặp cảnh cá otto bị rượt đuổi hoặc cắn nhau với những loài cá khác. Trường hợp này bạn nên tách otto ra hoặc vớt loài cá dữ ra.
  • Nếu bắt gặp cá bám ở một vị trí liên tục trong thời gian dài, không di chuyển thì đây là đấu hiệu của tình trạng nước có vấn đề, bạn nên kiểm tra lại chất lượng nước.
  • Bụng cá tăng tròn, trắng bóng khác thường là dấu hiệu đầy trứng ở cá mái, nên bắt riêng ra 1 trống 1 mái để cho sinh sản.
  • Trong đàn xuất hiện con có màu nhạt hơn bình thường là dấu hiệu cá bị sốc nước.
  • Cá xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ trên thân là dấu hiệu cá bị bệnh. Nhanh chóng vớt cá ra ngoải hồ tránh gây lây lan cho những con cá khác.

Thức ăn cho cá Otto

Cá Otto đóng vai trò như là một loại cá dọn bể cần cù, ngoài các loại thức ăn như rêu, tảo tự nhiên thì để cá otto phát triển khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ bạn có thể cho cá ăn thêm các loại tép (ghiền nát), các loại thực phẩm cho cá.

Ngoài ra nói chung cá rất dễ cho cho ăn, không quá cầu kỳ, thậm chí bạn có thể không cần cho ăn mà cá vẫn tồn tại bằng các loại thức ăn tự nhiên trong hồ.

Cá Otto sinh sản

Nếu chỉ đơn thuần nuôi làm cảnh thì bạn không cần quan tâm đến kỹ thuật sinh sản, vì cá otto khá khó sinh sản trong môi trường nhân tạo. Để có thể nhân giống cá otto đỏi hỏi người nuôi có kinh nghiệm trong việc nuôi cá và kỹ thuật cao.

Khác với các loài cá khác, mỗi lần đẻ trứng, cá otto chỉ cho ra khoảng dưới 100 trứng. Trường hợp muốn cá đẻ nhiều trứng hơn cần phải sử dụng kỹ thuật kích thích cá. Dưới đây là kỹ thuật cơ bản để cho cá otto sinh sản.

  • Trong bầy cá, chọn ra một con trống và một con mái tốt nhất, nuôi riêng cho ráp cặp với nhau trong môi trường nhiều câu thủy sinh và bóng râm.
  • Môi trường cho cặp cá sinh sản không nên có cá hang hốc, vì đặc tính cá otto nhát, hay lẩn tránh. Nên môi trường trống, thoáng đảm bảo con trống và mái luôn gặp được nhau.
  • Giao đoạn này nên cho cá ăn thường xuyên trong suốt quá trình sinh sản, để cá không bị đói trong thời gian dài. Bạn có thể tham khảo các viên thực phẩm dán vào thành hồ.
  • Duy trì mức nhiệt độ trong hồ khoảng 25-27 độ C, độ PH 7.5 và DH là 10
Cá otto ráp cặp sinh sản
Cá otto ráp cặp sinh sản

Giá của cá Otto

Cá otto có mức giá giao động khoảng 5-15k/con trưởng thành, nếu mua số lượng nhiều thì giá có thể rẻ hơn. Theo mình nghĩ mức giá này khá mềm, nếu lần đầu chơi hồ thủy sinh thì cá otto là sự đầu tư hợp lý.

Kết luận

Cá otto hoàn toàn có thể nuôi trong các hồ thủy sinh hoặc hồ cá thông thường, không kén oxy và không kén thức ăn nên rất dễ nuôi. Nếu không thích những chú cá dọn hồ to, bạn có thể chọn cá otto với kích thước nhỏ bé nhưng hiệu quả vệ sinh hồ mang lại khá tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *