Cá Betta – Nguồn gốc, đặc điểm và giá bán

Cá Betta hay còn có tên gọi khác Cá Xiêm là loài cá được rất nhiều người chơi “Cá Kiểng” lựa chọn. Bởi những chú cá này sở hữu rất nhiều màu sắc sặc sỡ rất đẹp mắt. Những người có niềm đam mê chơi cá cảnh đã bỏ rất nhiều công sức nhằm có thể chăm sóc giống cá cảnh đẹp này.

Cá Betta có nguồn gốc ra sao? Đặc điểm cũng như cách chăm sóc, giá bán của cá như thế nào? Hãy cùng Cá Cảnh As tìm hiểu kỹ hơn chi tiết hơn về loài cá này.

cá betta
Cá betta

Nguồn gốc Cá Betta

Cá Betta phát hiện đầu tiên ở Đông Nam Á. Có xuất xứ ở Xiêm (ngày nay gọi là Thái Lan), Malaysia, Indonesia, Việt Nam và những khu vực ở Trung Quốc. Cá betta chủ yếu tìm thấy ở sông Mekong, một con sông lớn liên tục chảy qua nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và sông Chao Phraya.

Hiện tại cá Betta được lai tạo bởi có nhiều màu sắc khác như: màu đen, xanh ngọc, màu xanh dương, , xanh thép, màu vàng, … Một số chú cá còn có hoa văn như bướm hoặc cẩm thạch. Điểm độc đáo ở loài cá xiêm là khi phối các giống khác nhau sẽ cho ra những lứa con con mang cả đặc điểm màu sắc của con trống và con mái – tính ngẫu nhiên rất phong phú.

Thông tin tổng quan đặc điểm của Cá Betta

Cá Betta là loài cá cảnh đẹp nhưng để chăm sóc tốt cho giống cá này, thì bạn phải hiểu hết những đặc điểm cơ bản của Cá Betta. Cá Betta có đặc điểm gì? Mời bạn theo dõi chi tiết ngay dưới đây nhé.

Thông tin tổng quan đặc điểm của Cá Betta
Thông tin tổng quan đặc điểm của Cá Betta

Đặc điểm về ngoại hình.

Nếu lần đầu nhìn vào cá Betta bạn sẽ phải thốt lên WOW bỡi màu sắc sặc sỡ với đa dạng màu sắc từ xanh đỏ vàng đến trắng tím tía xanh,,.. Ở những con trống nổi bật với bộ vây quá khổ thướt tha chạy dọc từ phần sống lứng đến đuôi và bụng.

Khi 2 con trống gặp nhau chúng sẽ xòe vây và phùng mang trông rất ấn tượng, và bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp độc đáo của cá betta.

Ở con cái thì màu sắc không sặc sỡ bằng con trống, phần vây ngắn không quá khổ và xòe như con trống.

Cá Betta trưởng thành có chiều dài khoảng 3-4cm, và tuổi thọ có thể lên đến 5 năm nếu được chăm sóc tốt.

Đặc điểm sinh sản của cá Betta

Để ép cá Betta sinh sản người ta chọn ra 2 con trống và mái thuần chủng hoặc các giống phù hợp và cho vào một chậu nhỏ được đậy kín bằng ngói hoặc tấm chắn sáng chỉ chừa lại một lỗ nhỏ để cung cấp oxy tự nhiên từ khí trời cho cá.

Trong khoảng 5-7 ngày là quá trình con trống tán tỉnh con mái. Quá trình này có thể xảy ra xung đột, con trống cắn và ép con mái. Sau đó con trống nhả bọt lên trên thành chậu trước khi bắt đầu sinh sản.

Con trống dùng đuôi quấn quanh mình con mái và bắt đầu quá phóng tinh khi con mái đẻ trứng. Sau đó con trống ngâm trứng và phun lên lớp bọt bên trên. Lúc này quan sát thấy trứng màu trắng tinh bám trên bọt, bạn hãy vớt con mái ra.

Cá Betta trống làm nhiệm vụ chăm trứng và con. Khi trứng nở ra cá betta con, con trống tiếp tục ngậm con và phun lên bọt đảm bảo an toàn cho cá con.

Trong khoảng 5 ngày đầu sau khi trứng nở, cá trống và cá con ăn bobo hoặc lòng đỏ trứng, sau đó vớt cá trống ra và chăm sóc cá con.

Cá betta dễ sinh sản
Cá betta dễ sinh sản

Thức ăn cho cá Betta

Cá Betta cũng là loài cá ăn tạp, chúng ăn mọi thứ thực phẩm cho cá. Tuy nhiên nếu nuôi cá xiêm để đá bạn cần cho cá ăn các loài sinh vật sống như lăng quăng, trùng chỉ, bobo, tôm và bò sống tẳng cá hung hăng hơn, khỏe hơn.

CÁ BETTA ĂN BO BO
Cá betta thích ăn bobo, ấu trùng, lăng quăng

Trong quá trình cho cá betta ăn, cũng như các loài cá khác nên cho ăn một lượng vừa đủ và chia nhỏ ra 2-3 bữa ăn trong ngày. Tránh cho ăn quá nhiều làm thừa thức ăn dưới đáy hồ gây ô nhiễm nước. Tập cho các thói quen ăn đúng giờ, đúng vị trí.

Các loại cá Betta đẹp, phổ biến

Cá Betta là loài cá cảnh nhỏ mà hiện nhiều người yêu thích, và đa dạng về chủng loại với màu sắc khác nhau. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài dòng cá chọi cảnh mà nhiều người trên thế giới yêu thích nhất.

Cá Betta Koi (Koi Halfmoon)

Giống cá này nhập khẩu từ Thái Lan và có mệnh danh là nữ hoàng trong các loài cá Betta. Bởi cá có màu sắc khá giống với các chú cá chép Koi đến từ Nhật Bản. Trên thân chúng có nhiều màu từ đơn sắc, nhị sắc và đa sắc. Những mảng sắc màu trên đuôi là điều mà ai nhìn cũng yêu thích ở loài cá này.

cá betta koi
Cá betta koi

Betta Halfmoon – cá Fancy đuôi dài

Loài cá này thường có giá cả khác nhau, tùy thuộc vào việc nó có xuất xứ từ Thái Lan hay Việt Nam. Chúng có đặc trưng với các cặp vây lớn hơn so với các con cá chọi thông thường. Loài cá này là kết quả của lai tạo giữa một chú cá Betta thông thường và một dòng cá Betta Smaragdina.

Cá Betta Halfmoon
Cá Betta Halfmoon

Cá Betta Dumbo Halfmoon

Cá Betta Dumbo Halfmoon tuy không có bộ đuôi với góc xòe đủ rộng 180 độ như những loại cá Betta khác, nhưng chúng lại có một điểm đặc biệt khác. Đó là các chiếc vây bơi to ở hai bên, chính vì thế mà cá còn gọi với các tên là “ cá tai voi”.  Hiện tại, Cá Betta Dumbo Halfmoon có 5 màu sắc cơ bản là ánh đỏ, ánh tím, ánh vàng, siêu trắng bạch kim.

Betta Dumbo Halfmoon
Betta Dumbo Halfmoon

Cá betta có được nuôi chung với nhau không?

Cá Betta là dòng cá cảnh có tính cách hiếu chiến. Vì vậy, bạn không nên nuôi chung với các chú cá này với nhau, nhằm tránh trình trạng xô xát, khiến cá bị thương hoặc chết hàng loạt.

Tuy nhiên, nếu muốn nuôi cá Betta chung với những loài cá khác, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Về cơ bản, cá có thể sống chung với một số loài cá như: Cá Neon Vua, cá chuột, cá tì bà bướm, ốc ngựa vằn,….

Lưu ý: Không nuôi Betta chung với những loài cá đuôi dài (Đặc biệt là cá bảy màu), điều này có thể kích động sự hiếu chiến của chúng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên nuôi cá chọi với những dòng cá nhỏ hơn, tránh việc “cá lớn nuốt cá bé”.

Các bệnh thường gặp ở cá Betta

Tổng hợp bệnh cá betta thường dễ gặp và cách phòng tránh hiệu quả. Cá Betta thường nhạy cảm với những yếu tố môi trường, dễ bị bệnh trong môi trường nuôi không tốt. Người nuôi betta (cá xiêm, cá đá…) cần chú ý đến những bệnh thường gặp ở cá, và biện pháp phòng trị bệnh cho cá cảnh nhằm hạn chế thiệt hại. Sau đây là những bệnh dễ gặp trên cá betta và các cách phòng chống, điều trị bệnh hiệu quả.

Cá betta khỏe nhưng cũng hay gặp bệnh
Cá betta sống khỏe, nhưng nguồn nước bẫn dễ làm cá bệnh

Cá betta bị nhạt màu

Cá chọi bị nhạt màu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Mặt khác, có thể do chế độ ăn uống của cá, hoặc việc thay nước không thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe cá bị suy giảm, dẫn đến làn da bị xanh xao, mất đi màu sắc tự nhiên.

Tuy nhiên, yếu tố phổ biến nhất mà cá Betta bị mất màu vẫn là do sự không quen về mặt thời tiết.

Thông thường, Cá chọi là loài cá thích ưa thời tiết nóng ẩm. Nếu bạn nuôi cá trong thời tiết giá lạnh mùa đông miền Bắc, cá thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe, khiến cho cá dễ bị nhiễm bệnh, nhạt màu, thậm chí bị chết do sốc nhiệt.

Vì vậy, nhằm đảm bảo việc cá không bị nhạt màu, bạn nên thay nước thường xuyên, giữ nhiệt độ trong bể ở mức ổn định. Đồng thời, đảm bảo nguồn thức ăn cho cá luôn mua tại những cơ sở uy tín, an toàn.

theo dõi cá

Cá betta bị nằm im, hở mang

Cá betta bị nằm im, hở mang thường xuất hiện do 2 nguyên nhân dưới đây:

  • Nếu ngay từ khi sinh ra, chú cá của bạn có bộ mang như vậy thì đây là lý do bẩm sinh, không có cách nào điều trị, cá sẽ mang dị tật này suốt đời.
  • Tuy nhiên, nếu cá tự nhiên gặp phải tình trạng này, lâu ngày xuất hiện các dịch trắng như mủ tại vùng hở, thì đây là bệnh do những cá thể đơn bào gây ra. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, cá có thể chết trong 4 đến 6 ngày.

Nếu cá gặp phải tình trạng xù mang do những cá thể đơn bào, việc cần làm là tách cá bị bệnh sang 1 bể riêng biệt, tránh gây lây lan cho các loài cá hay những sinh vật khác trong bể.

Sau đó, bạn nhỏ các loại kháng sinh liều cao vào bể cá bị bệnh theo hướng dẫn của những chuyên gia cá cảnh. Nếu mà điều trị đúng cách, đều đặn, cá có thể khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 đến 4 ngày.

Cá Betta có giá bao nhiêu tiền 1 con?

Cá Betta con có giá bán trên thị trường với những mức giá khác nhau. Thường cá chọi có mức giá bán phụ thuộc vào kích cỡ, màu sắc, chủng loại và giới tính của cá Betta.

Dưới đây là một số mức giá cho các bạn tham khảo:

  • Cá Betta con (cái): 100 – 180 nghìn đồng/con.
  • Cá Betta con (đực): 80 – 150 nghìn đồng/con.
Giá cá betta giao động khoảng 80-180k/con
Giá cá betta giao động khoảng 80-180k/con

Lời kết

Cá Betta là một loài cá đẹp, ít vận động, chủ yếu sống trên tầng trên của bể và thường được nuôi như là một loài cá chọi. Tuy nhiên nếu muốn nuôi làm cảnh thì những chiếc bể cá mini (nhỏ) sẽ rất thích hợp, dễ nhận ra cá Betta hơn. Hy vọng với các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc cá Betta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *